Bỏ qua nội dung
Hội chứng kiệt sức ở vận động viên

Hội chứng kiệt sức ở vận động viên

Hội chứng kiệt sức (hay còn gọi là "Burn-out") có thể ảnh hưởng đến bất kỳ môn thể thao nào. Sau đây là cách xác định, ngăn ngừa và chữa trị chứng kiệt sức khi tham gia các môn thể thao.

1. Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp đối với vận động viên là gì? 

Trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong tài liệu khoa học thể thao vào những năm 1980, hội chứng kiệt sức của vận động viên được định nghĩa là tình trạng kiệt sức do tập trung quá độ vào một môn thể thao nào đó suốt thời gian dài trong khi nghỉ ngơi lại quá ít. 

Xem thêm: Theragun giúp bạn chăm sóc sức khỏe và phục hồi cơ thể.

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng này bao gồm: 

  • Không có tiến triển hoặc suy giảm thành tích thể thao 
  • Mệt mỏi mãn tính, khó tập trung 
  • Bơ phờ hoặc cáu kỉnh 
  • Có ác cảm hoặc cảm thấy chán nản với một hoạt động từng yêu thích trước đó 
  • Lo lắng quá độ hoặc trầm cảm 
  • Nhịp tim hoặc huyết áp tăng cao hơn kể cả khi nghỉ ngơi 

Bạn không cần phải thi đấu một môn thể thao ở trình độ cao mới mắc phải hội chứng kiệt sức. Hội chứng này ảnh hưởng đến những người tham gia ở tất cả các môn thể thao nói chung, kể cả những môn thể thao giải trí. 

Theo nghiên cứu gần đây, tình trạng kiệt sức của vận động viên có liên quan chặt chẽ với nhận thức của họ về áp lực phải thực hiện mục tiêu thật cao theo một cách nhất định. Nói cách khác, nó gắn liền với chủ nghĩa hoàn hảo.

vận động viên
Nguồn: Pixabay

2. Cái bẫy của chủ nghĩa hoàn hảo 

Một trong những ví dụ dẫn đến hội chứng này có thể kể đến là khi sở thích của một ai đó bỗng trở thành công việc của họ. Nghe có vẻ hơi ngược đời có phải không? Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng gần như toàn bộ thời gian của bạn chỉ xoay quanh một công việc nào đó, lặp đi lặp lại một thời gian dài. Sẽ đến lúc, bạn không còn yêu thích công việc đó nữa. 

Khi vận động viên gặp phải hội chứng này, họ trở nên nghi ngờ bản thân. Sẽ có những câu hỏi được đặt ra như “Nếu tôi không làm những điều đó, tôi là ai?”. Họ đặt quá nhiều áp lực lên bản thân về việc phải hoàn thành được mục tiêu đặt ra một cách hoàn hảo, đến nỗi ám ảnh và không thể thực hiện được nữa.  

vận động kiệt sức
Nguồn: @atlasstudio

3. Phương thuốc cho hội chứng kiệt sức ở vận động viên  

Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn vượt qua hội chứng tập luyện quá sức: 

  • Hoàn toàn nghỉ ngơi - Hãy tạm ngưng hoàn toàn một môn thể thao gây kiệt sức (cũng như bất kỳ hình thức tập luyện khắc nghiệt nào) trong ít nhất hai đến ba tuần và tối đa 12 tuần nếu cần. Điều này giúp cơ thể bạn có thời gian phục hồi - và cho bạn thời gian để tập trung vào các khía cạnh khác của cuộc sống. 
  • Ngủ đủ giấc - Hầu hết mọi người cần từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, nhưng bạn có thể cần nhiều hơn nếu có các triệu chứng của hội chứng tập luyện quá sức. Một giấc ngủ ngon cũng có thể giúp giảm trầm cảm và lo lắng. 
  • Nạp calo đầy đủ - Bạn có thể bị thiếu hụt calo, điều này có thể góp phần gây ra mệt mỏi, tâm trạng sa sút và tăng khả năng bị chấn thương. Ăn uống lành mạnh và lắng nghe cơ thể của bạn là một phần quan trọng trong việc phục hồi cơ thể. 
  • Thử những sở thích mới - Tập trung quá độ vào một môn thể thao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lo lắng và kiệt sức. Nếu môn thể thao yêu thích bắt đầu khiến bạn cảm thấy giống như công việc, hoặc điều gì đó mà bạn “phải” làm, hãy lùi lại một bước. Thử tìm một sở thích mới, có thể đơn giản là đọc một cuốn sách hay chẳng hạn. 
  • Tư vấn y tế - Nếu bạn đang bị mệt mỏi mãn tính, đau đớn hoặc các mắc phải vấn đề sinh lý khác, hãy đến gặp bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ đa khoa bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn. 
  • Liệu pháp trị liệu - Nếu bạn cảm thấy lo lắng, buồn bã hoặc bơ phờ kinh niên, có thể bạn cần một liệu pháp trị liệu “nặng đô” hơn. Một nhà trị liệu giỏi cũng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn nhiều về nguyên nhân và giải pháp cho các triệu chứng kiệt sức của bạn. Ngoài ra, bạn có thể thử tham khảo ứng dụng trị liệu của nhà Therabody nếu không có thời gian đến phòng khám thường xuyên nhé. Đây cũng là một sự lựa chọn hợp lý và uy tín đối với nhiều vận động viên nổi tiếng trên thế giới đấy!

vận động kiệt sức
Nguồn: Therabody (Collin Morikawa - Golf athletics)

Có thể đối với mỗi người, thời gian hồi phục sẽ khác nhau, điều đó tùy thuộc vào tình trạng cá nhân của họ. Nhưng điều quan trọng đó là bạn phải thật sự hồi phục và vượt qua được cạm bẫy của sự hoàn hảo mà bạn tự đặt ra bản thân mình. Ngoài kia còn rất nhiều môn thể thao thú vị khác chờ bạn khám phá, tại sao phải gò bó tạo áp lực với chỉ một vài sở thích đúng không nào?  

"Your Health. Our Science. Discover the movement." - Therabody.

vận động kiệt sức
Nguồn: Therabody (Theragun Pro)

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được ẩn.

Giỏ hàng 0

Giỏ hàng đang trống

Bắt đầu mua sắm